Bảo dưỡng hệ thống điện xe nâng người để đảm bảo sự an toàn và hiệu suất tối đa cho thiết bị. Hãy cùng Sino-Global khám phá cách kiểm tra hệ thống điện trên xe nâng người nhé!
Những công việc cần kiểm tra hệ thống điện xe nâng người
1- Kiểm tra dòng điện cấp nguồn, dây dẫn nguồn phải tốt, đảm bảo truyền dẫn điện tốt không bị hở (Nếu thấy các dây cấp nguồn không đảm bảo theo tiêu chuẩn cần phải thay thế ngay)
2- Kiểm tra các nguồn điện dẫn đến khóa nguồn phải đảm bảo tiêu chuẩn luôn luôn có điện, dây kết nối tốt, chắc chắn, các đầu cốt bấm không được lỏng.
3- Kiểm tra khóa nguồn (Dừng khẩn) đóng mở nguồn điện phải dễ dàng, các dây kết nối đến khóa nguồn (Dừng khẩn) phải đảm bảo truyền dẫn điện tốt, chắc chắn, không được lỏng.
4- Kiểm tra các công tắc điều khiển bên dưới phải đảm bảo hoạt động tốt, điều khiển nhẹ nhàng vận hành tốt, các dây kết nối đến công tắc phải đảm bảo dẫn điện tốt (Nếu thấy có hiện tượng không đảm bảo cần thay thế ngay)
5- Kiểm tra và đo điện đến các sen sơ điện đảm bảo dây dẫn tốt, truyền cấp điện đến các sen sơ điện tốt nhất (Nếu thấy bất thường cần kiểm tra kĩ để xử lý triệt để và tìm ra nguyên nhân xuất phát từ đâu)
6- Kiểm tra các van điện từ (cuộn hút) van thủy lực
Xem thêm: Ưu điểm của xe nâng người boomlift chạy điện
Một số vấn đề hỏng hóc thường gặp khi kiểm tra hệ thống điện xe nâng người
Khi kiểm tra hệ thống điện, cần kiểm tra: ắc quy, hệ thống dây dẫn, hệ thống van điện, hệ thống mạch điều khiển.
Bảo dưỡng hệ thống điện trong xe nâng người là một quá trình quan trọng để đảm bảo sự an toàn và hiệu suất của thiết bị. Dưới đây là hướng dẫn tổng quan về việc kiểm tra và sửa chữa hệ thống điện trong xe nâng người.
Hỏng cuộn hút điện từ do cháy
Trong quá trình sử dụng, có một số vấn đề phổ biến mà bạn có thể gặp phải. Một trong những vấn đề này là khi cuộn hút điện từ bị cháy. Để khắc phục vấn đề này, bạn cần kiểm tra nguồn điện cấp vào van điện từ. Đảm bảo rằng điện áp và cường độ đều ổn định. Nếu cần, hãy lắp đặt bộ ổn áp hoặc bộ nguồn bổ sung để đảm bảo nguồn điện ổn định. Ngoài ra, kiểm tra xem mạch điện đầu vào cuộn hút có được kết nối đúng không. Nếu bạn phát hiện lỗi, hãy kiểm tra sơ đồ mạch điện để sửa chữa.
Van điện từ khi hoạt động không mở hết hành trình
Một vấn đề khác là van điện từ không mở hết hành trình. Vấn đề này còn phụ thuộc vào người điều khiển và thao tác xe nâng. Để khắc phục vấn đề này, bạn cần kiểm tra đặc tính của nguồn điện cấp vào. Điện áp cấp vào quá thấp có thể làm cho van không đạt được lực điện từ đủ mạnh để mở hết hành trình. Đảm bảo rằng điện áp cấp vào đúng chuẩn. Ngoài ra, có thể do sự tích tụ của cặn, bụi bẩn trong hệ thống, gây kẹt van điện từ. Để khắc phục vấn đề này, bạn nên lắp đặt bộ lọc hoặc phin lọc trước van điện từ để loại bỏ cặn bẩn trước khi môi chất đi qua van.
Cuộn hút điện từ có nhiệt độ quá cao trong quá trình hoạt động
Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là đo cuộn hút hoạt động trong một thời gian đài và liên tục sẽ làm cuộn hút điện từ bị nóng lên, nhiệt quá cao sẽ để bị cháy. Cần phải kiểm tra thường xuyên và thay thế kịp thời.
Kiểm tra rơle điện
Rơ le, một thiết bị quan trọng trong hệ thống điện, hoạt động dựa trên cùng một nguyên tắc cơ bản, dù có sự khác biệt về số chân (rơ le 4 chân, 5 chân, 6 chân, 8 chân…). Một rơ le thực tế gồm hai phần chính.
Phần đầu tiên của rơ le bao gồm cuộn dây, hoạt động như một nam châm điện. Nó cần một nguồn điện cung cấp dương (+) và tiếp mạch âm (-), tương tự như một bóng đèn hoạt động. Cuộn dây tạo điều kiện để mạch điện thứ cấp bên trong rơ le kích hoạt.
Phần thứ hai của rơ le là tiếp điểm, tác động như một công tắc. Nó điều khiển luồng điện từ nguồn tới một thiết bị hoặc phụ tải khác, như một bơm nâng hạ hoặc động cơ di chuyển. Khi cuộn dây rơ le được kích hoạt, nó kết nối hoặc ngắt mạch điện cho phụ tải hoạt động.
Ngoài việc tự động kích hoạt bởi mạch điều khiển, cuộn dây của rơ le cũng có thể được kích hoạt thủ công, chẳng hạn khi bạn bật công tắc nâng hạ. Ví dụ, nếu bạn kiểm tra rơ le của chức năng di chuyển trên xe, nó sẽ kiểm tra xem chức năng di chuyển có hoạt động hay không. Nếu phụ tải không hoạt động, điều này có thể là dấu hiệu rơ le đã hỏng và cần phải thay thế bằng một rơ le mới.
Kiểm tra contactor (Khởi động từ)
Đây là một phần quan trọng của hệ thống điện trong xe nâng người. Contactor thường được sử dụng để khởi động mạch điện và cung cấp nguồn cho mô tơ thực hiện các chức năng. Vì công tắc này mở và đóng liên tục, nên việc kiểm tra tiếp điểm đóng của contactor thường xuyên rất quan trọng. Nếu tiếp điểm không hoạt động cần thiết, việc thay thế bằng một contactor mới là cần thiết.
Ngoài ra, cần kiểm tra đường dây đến contactor để đảm bảo truyền dẫn điện tốt và siết chặt tất cả các ốc bắt. Cũng cần thường xuyên kiểm tra các công tắc giới hạn hành trình trên xe để đảm bảo chúng hoạt động bình thường.
Kiểm tra bảo dưỡng mô tơ
Kiểm tra bảo dưỡng mô tơ cũng rất quan trọng trong quá trình kiểm tra hệ thống điện xe nâng người. Cần kiểm tra tình trạng của chổi than và cổ góp, và nếu thấy chúng có vấn đề, cần thay mới ngay lập tức. Luôn giữ bên ngoài mô tơ sạch sẽ để tránh bụi bẩn và bãi bẩn gây ra sự cố và gỉ sét, và thường xuyên kiểm tra và siết chặt tất cả các bu lông, đai ốc và tra dầu mỡ để đảm bảo chất lượng. Đảm bảo các ốc bắt dây nguồn cấp vào mô tơ được siết chặt và đầu cốt luôn được vệ sinh.
Như vậy, Sino-Goobal vừa chia sẻ tới anh chị cách kiểm tra hệ thống điện của xe nâng người. Hy vọng bài chia sẻ trên đã giúp anh chị giải đáp được các thắc mắc của mình. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào cần chúng tôi hỗ trợ, anh chị vui lòng liên hệ ngay để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
- Công ty: Công ty TNHH Kỹ thuật Sino-Global (Việt Nam)
- Hotline: 0563188968
- Website: www.sinoglobal.vn
- Zalo: 0563188968
- Youtube: Sino-Global (Việt Nam)
- Địa chỉ: Tòa Viglacera, số 1 Đại lộ Thăng Long, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội